Bệnh trĩ có tỉ lệ mắc ngày càng cao, được hình thành do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lí của nhiều người. Trĩ bao gồm trĩ nôi, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp với các triệu chứng và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu ngày, khiến việc điều trị bệnh tốn kém, phức tạp và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp 11 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ.
Căng thẳng thường xuyên
Khi bị căng thẳng, mệt mỏi hê thần kinh sẽ sản sinh ra một chất gây ức chế hoạt động của cơ thể. Từ đó, gia tăng áp lực lên hệ thống tiêu hóa, vùng xương chậu và khu vực trực tràng hậu môn, là một trong những nguyên nhẫn dẫn đến bệnh trĩ.
Ăn uống không đảm bảo
Chế độ ăn uống không hợp lí, ít rau xanh, ăn nhiều tinh bột và các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng khiến cơ thể bị thiếu chất xơ, gây nên tình trạng táo bón liên tục là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.
Lười vận động thường xuyên
Thường xuyên không vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu khiến máu lưu thông kém, gây áp lực lên khu vực trực tràng hậu môn, giảm khả năng đàn hồi. Lâu dần có thể gây tắc nghẽn mạch máu và hình thành các búi trĩ.
Uống ít nước hàng ngày
70% cơ thể là nước. Vì vậy cần cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để duy trì trạng thái tốt . Cơ thể khi bị thiếu nước không những gây nên những bệnh lí về da mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Đường ruột co bóp kém khiến phân ở lại trong ruột lâu hơn, phân khô, to và cứng hơn, dễ dẫn đến tình trạng táo bón.
Phụ nữ đang mang thai và sinh con
Hầu hết phụ nữ mang thai và sau sinh đều mắc bệnh trĩ ở các cấp độ khác nhau. Bệnh có thể gây ra do trọng lượng thai nhi lớn gây áp lực lên khu vực trực tràng hậu môn, ít vận động làm tắc nghẽn mạch máu, do rặn trong quá trình sinh, một số sản phụ bị thành sẹo do rạch tầng sinh môn…Việc điều trị bệnh trĩ đối với phụ nữ đang mang thai và sau sinh cần tìm hiểu kĩ vì có thể làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Tuổi cao
Ở người cao tuổi hoạt động của cơ quan tiêu hóa kém dần, các cơ và cơ vòng dọc theo ống hậu môn bị lão hóa, mất đi tính đàn hồi gây nên tình trạng táo bón liên tục.
Đứng ngồi lâu trong thời gian dài
Đứng hoặc ngồi trong thời dan dài và liên tục khiến khí huyết lưu thông kém, hoạt động của các cơ quan bị trì trệ, gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. Lâu dần có thể khiến các mạch máu bị tắc nghẽn, sưng phù, giảm chức năng co giãn của thành hậu môn, dễ hình thành các búi trĩ.
Táo bón tiêu chảy
Những người bị táo bón và tiêu chảy phải đi vệ sinh liên tục, gây áp lực lên thành ruột, hậu môn, xương chậu. Hầu hết những người bị các bệnh về đường ruột đều mắc bệnh trĩ.
Làm việc lặng thường xuyên
Những người thường xuyên tập tạ hay mang vác vật nặng dễ mắc bệnh trĩ do khu vực trực tràng hậu môn chịu áp lực lớn. Nên có chế độ tập luyện điều độ, vừa sức, tránh hoạt động mạnh trong thời gian dài.
Rặn khi đi đại tiện
Khi cảm thấy khó đại tiện, một số người thường có thói quen cố rặn để đưa phân ra ngoài. Đây là thói xấu và cần phải điều chỉnh ngay nếu bạn không muốn bệnh trĩ ghé thăm. Nếu cảm thấy khó đại tiện, hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, đi bộ nhẹ nhàng để đường ruột co bóp tốt hơn.
Tắm gội không thường xuyên
Thường xuyên không tắm gội, vệ sinh cá nhân khiến cơ thể bị tích tụ các chất bẩn, đặc biệt là ở khu vực hậu môn. Các vi khuẩn từ chất thải kết hợp với môi trường ẩm ướt sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy và có thể đi vào trong gây nên bệnh trĩ.