• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0366880866

Bệnh ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bệnh ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa
Điểm trung bình: 5.1 / 10 ( 89 lượt đánh giá )

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến ở nữ giới sau ung thư vú. Vì vậy chị em cần trang bị cho mình những thông tin về bệnh ung thư cổ tử cung, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Sau đây các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thái Hà sẽ chia sẻ cho chị em những thông tin về căn bệnh này.

Bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, đây là loại bệnh mà tế bào ung thư xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ. Trong vài năm gần đây thì ung thư cổ tử cung trở thành nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. 

Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành khi các tế bào ung thư ác tính hình thành ở biểu mô cổ tử cung. Bệnh phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên một cách khó kiểm soát rồi tập hợp lại thành một khối u lớn.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Sinh đẻ quá sớm: Khi sinh con ở độ tuổi dưới 18 thì cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện cộng thêm sự thiếu hiểu biết về kiến thức vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách dẫn đến nữ giới dễ mắc phải các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục và đó chính là tác nhân để phát triển ung thư sau này.
  • Người có hệ miễn dịch yếu: Đối với những trường hợp có sức đề kháng yếu thì nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung càng tăng cao do virus HPV có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển.
  • Do lây nhiễm virus HPV: Đa số trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều là do nhiễm virus HPV trong nhiều năm, theo thống kê thì virus có khoảng 100 loại khác nhau, trong đó có khoảng 40 loại gây ra bệnh liên quan đến hậu môn và bộ phận sinh dục, có nguy cơ gây ung thư cao.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người đã từng có tiền sử bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì sẽ có nguy cơ bị mắc cao hơn so với những người được sinh ra trong gia đình bình thường.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, trái lại chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung.
  • Quan hệ tình dục quá sớm: Khi quan hệ tình dục quá sớm hoặc quan hệ với nhiều bạn tình không chỉ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường mờ nhạt khiến chị em dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý phụ khoa khác. Cho đến khi bệnh nặng thì các biểu hiện lại càng rõ rệt hơn, thông qua các dấu hiệu như: 

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Khối ung thư phát triển kích thước, dễ vỡ, gây chảy máu. Tuy nhiên, mức độ chảy máu có thể khác nhau ở mỗi người phụ nữ nhưng điểm chung là tất cả đều không rõ nguyên nhân tại sao chảy máu.
  • Đau sau khi quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục đau là dấu hiệu quan trọng cảnh báo tổn thương ở đường sinh dục. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau và chảy máu sau quan hệ tình dục xảy ra thường xuyên thì có thể là một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản như ung thư cổ tử cung. Bạn nên đi kiểm tra sớm khi thấy dấu hiệu ung thư cổ tử cung này
  • Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân: Hầu hết bệnh ung thư cổ tử cung đều gây ra hiện tượng giảm cân, chán ăn cũng làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Điều này có thể gây ra thiếu máu thường làm cho phụ nữ cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, thiếu năng lượng.
  • Đau chân: Khối u lan ra làm tắc nghẽn dòng máu, gây sưng và đau chân. Một số trường hợp người bệnh còn thấy hai chân sưng phù và đau nhức do tử cung bị căng phồng chèn ép máu không đến được tứ chi. Tuy nhiên ít người nghĩ biểu hiện này liên quan đên ung thư cổ tử cung nên khó để chuẩn đoán và phát hiện kịp thời.
  • Đau khi tiểu tiện: Thói quen đi tiểu cũng có thể cảnh báo căn bệnh ung thư. Triệu chứng rõ ràng và phổ biến là khó chịu khi đi tiểu. Nếu bạn thấy số lần đi tiểu nhiều hơn, tiểu tiện mất kiểm soát, đặc biệt là đi tiểu ra máu thì bạn nên đi khám ngay. Các triệu chứng tiết niệu xảy ra khi ung thư đã lan đến các mô lân cận.
  • Thiếu máu: Nếu thói quen ăn uống của bạn không thay đổi và bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có các triệu chứng thiếu máu, cũng có thể là biểu hiện ung thư cổ tử cung, bạn phải chú ý đến biểu hiện này để đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Xuất hiện mụn cóc ở âm đạo: Sự xuất hiện của các mụn cóc nhỏ ở bên trong hay bên ngoài âm đạo đều là triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung mà chị em không nên chủ quan.
  • Mệt mỏi kéo dài: Nếu chị em thường xuyên gặp phải hiện tượng mệt mỏi, thiếu năng lượng dù đã nghỉ ngơi đầy đủ thì nhiều khả năng cơ thể bạn đang thiếu máu và hệ miễn dịch không làm việc hiệu quả.
  • Dịch tiết âm đạo bất thường: Dịch tiết âm đạo là chất nhầy được sản xuất từ cổ tử cung của người phụ nữ, bình thường dịch tiết âm đạo có màu trong suốt, hơi đặc hoặc trong, dính, số lượng ít và không chảy ra ngoài. Tuy nhiên nếu bạn thấy dịch âm đạo của  mình bỗng nhiên tiết ra nhiều, có thể lẫn máu xuất hiện giữa kỳ kinh… thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Đau vùng chậu: Nhiều chị em phải gánh chịu chứng chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của mình. Tuy nhiên, chị em cần hết sức chú ý nếu thấy đau nhức ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ở những ngày không có kinh nguyệt thì đây có thể là những triệu chứng của bệnh ung thử cổ tử cung.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Ung thư cổ tử cung có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm. Vì vậy, chị em không nên bỏ qua dấu hiệu bất thường này.

Điều trị bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào

Điều trị ung thư cổ tử cung là loại bỏ đi các tế bào bị ung thư trong cổ tử cung. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung đó là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Phương pháp phẫu thuật áp dụng khi bệnh nhân mới bị ung thư cổ tử cung, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ 1 phần tử cung. Tuy nhiên phương pháp này sẽ để lại sẹo và ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.

Điều trị ung thư cổ tử cung bằng xạ trị khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, các bác sĩ sẽ sử dụng tia X để chiếu vào các tế bào ung thư và loại bỏ chúng.

Phương pháp hóa trị là sử dụng thuốc để ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Bệnh ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Do đó chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện và điều trị sớm .

Cách phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung

Để bảo vệ sức khỏe cho mình "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", chị em nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. 

  • Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
  • Tiêm vacxin phòng chống virus HPV ( áp dụng trong độ tuổi từ 11 đến 26 tuổi và chưa quan hệ tình dục).
  • Có lối sống khoa học, lành mạnh.
  • Quan hệ tình dục an toàn.

Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám phụ khoa Thái Hà về bệnh ung thư cổ tử cung. Hy vọng chị em đã có thêm kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường chị em nên đi khám càng sớm càng tốt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chị em hãy nhắn tin cho các bác sĩ hoặc gọi đến số 0366 655 499 để được giải đáp nhé!

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám